Giá tiêu ngày 23/12 ghi nhận dao động trong khoảng từ 144.000 đến 145.000 đồng/kg. Dù cuối năm thường là mùa lễ hội, nhu cầu tiêu thụ tiêu lại giảm mạnh do các thị trường đã nhập đủ hàng từ trước và tích trữ đủ đến hết quý I/2025. Đây cũng là giai đoạn giá tiêu thường giảm theo quy luật hàng năm, kéo dài từ tháng 11, 12 đến tháng 1 năm sau.

Giá tiêu giảm theo chu kỳ: Kỳ vọng nào cho thị trường năm 2025?

Giá tiêu trong nước

Bảng giá tiêu hôm nay ngày 23/12/2024

Khu vựcGiá trung bìnhThay đổi
Gia Lai144,000-500
Bà Rịa - Vũng Tàu145,000-500
Đắk Lắk145,0000
Bình Phước144,000-1,000
Đắk Nông145,000-300

Tại Đắk Lắk và Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua ở mức 145.000 đồng/kg nhưng riêng Đắk Nông giảm 300 đồng/kg.

Ở Gia Lai, giá tiêu hiện là 144.000 đồng/kg giảm 500 đồng/kg, còn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giá đạt 145.000 đồng/kg cũng giảm 500 đồng/kg.

Riêng Bình Phước, giá tiêu duy trì ở mức 144.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg. 

Theo chia sẻ từ một lãnh đạo của tập đoàn thuộc top 3 doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu Việt Nam, giá tiêu trong nước đang chịu áp lực giảm do nhu cầu thế giới trầm lắng. 

Năm nay, các thị trường đã tích trữ đủ hàng, và sản phẩm tiêu từ Indonesia và Brazil lại có giá thấp hơn đáng kể, thậm chí thấp hơn cả chục ngàn đồng mỗi kilogram so với tiêu Việt Nam. Điều này khiến giá tiêu nội địa giảm và có khả năng sẽ tiếp tục giảm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng giá tiêu khó giảm sâu hơn nữa bởi nguồn cung hiện tại khá hạn chế. Giai đoạn giảm giá này thường mang tính chu kỳ và sẽ chững lại khi bước sang các tháng tiếp theo. 

Năm tới, thị trường Trung Quốc được kỳ vọng sẽ nhập khẩu mạnh hơn, sau khi chỉ mua khoảng 10.000 tấn trong năm nay. Ở các thị trường khác, do đã nhập lượng lớn trong năm nay, nhu cầu mua gấp khi vào vụ mùa mới cũng sẽ giảm bớt áp lực.

Việt Nam hiện có lợi thế lớn tại thị trường châu Âu và Mỹ. Riêng trong năm 2024, Mỹ đã tăng nhập khẩu 40% sản lượng tiêu Việt Nam, nhưng dự báo năm 2025 nhu cầu có thể giảm do nguồn cung đã đủ. Trong bối cảnh đó, việc giá tiêu tăng hay giảm trong thời gian tới phụ thuộc nhiều vào tâm lý giữ hàng của người dân nhằm tạo áp lực tăng giá.

Kể từ năm 2014 khi kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam lần đầu đạt kỷ lục 1,2 tỷ USD, giá trị xuất khẩu đã giảm và chưa thể chạm lại mốc 1 tỷ USD. Tuy nhiên, trong 11 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh, mang lại nhiều kỳ vọng cho ngành trong thời gian tới.

>>>> XEM THÊM: 
Giá cà phê trực tuyến | Trong nước, thế giới, cập nhật hàng ngày
Hàng hóa phái sinh là gì? Tiềm năng của thị trường đầu tư hàng hóa
Giao dịch hàng hóa là gì? Đặc điểm, rủi ro và cơ hội