Bảng giá hàng hóa phái sinh đóng vai trò quan trọng trong việc định giá và giao dịch các hợp đồng phái sinh trên thị trường tài chính. Để nắm bắt được cơ hội đầu tư việc hiểu rõ về cách đọc và phân tích bảng giá hàng hóa phái sinh là điều cần thiết. Trong bài viết này, HCT sẽ hướng dẫn bạn cách đọc và hiểu bảng giá hàng hóa phái sinh.
1.Bảng giá hàng hóa phái sinh là gì?
Định nghĩa bảng giá hàng hóa phái sinh
Bảng giá hàng hóa phái sinh là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa phái sinh, giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp nắm bắt thông tin về giá cả tương lai của các loại hàng hóa cụ thể.
Bảng giá này thường bao gồm các thông tin về giá cả tương lai của hàng hóa, thời gian đáo hạn của hợp đồng, và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa.
Các danh mục chính trong bảng giá phái sinh hàng hóa
Cột “Mã hợp đồng”
Danh sách thông tin về hàng hóa và kỳ hạn trong tương lai, được sắp xếp theo thứ tự từ A-Z giúp nhà đầu tư tìm kiếm và lọc dễ dàng.
Cột “Ngày thông báo đầu tiên”
Đối tượng là nhà đầu tư tài chính sẽ được áp dụng ngày đáo hạn của hợp đồng phái sinh hàng hóa. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam quy định tất cả các hợp đồng phải đóng trước 2 ngày làm việc so với ngày thông báo đầu tiên.
Cột “OI”
Tổng khối lượng hợp đồng hàng hóa phái sinh đang mở cho tới cuối phiên giao dịch liền trước.
Cột “Tổng KL”
Cho biết được tính thanh khoản của hàng hóa, trong phiên giao dịch đây là tổng khối lượng khớp lệnh.
Cột “Chào mua”
Biểu thị giá đặt mua tốt nhất và khối lượng đặt mua tương ứng.
Cột “Chào bán”
Biểu thị giá chào bán tốt nhất và khối lượng đặt mua tương ứng cho các nhà đầu tư.
Cột “Khớp lệnh”
Bao gồm các cột nhỏ khác. Đó là “Giá”, “KL” (khối lượng khớp), “+/-+ và “%”.
Trong đó:
Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
Cột “KL”: Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.
Cột “+/-”: Mức thay đổi của giá hiện tại (giá khớp lệnh) so với giá đóng cửa (giá thanh toán) phiên trước.
Cột “%”: Tỷ lệ thay đổi của giá hiện tại (giá khớp lệnh) với giá đóng cửa (giá thanh toán) phiên trước.
Cột “Thanh toán”: Áp dụng thanh toán lãi/lỗ hằng ngày cho nhà đầu tư bằng giá đóng cửa phiên giao dịch trước.
Cột “Mở cửa”: Giá khớp lệnh đầu tiên trong phiên giao dịch.
Cột “Cao nhất”: Mức giá khớp cao nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.
Cột “Thấp nhất”: Mức giá khớp thấp nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, có ba màu để biểu thị mức giá:
– Màu đỏ: giá giảm.
– Màu xanh: giá tăng
– Màu vàng: giá bằng.
2. Các loại hàng hóa trong bảng giá phái sinh
Các loại hàng hóa thường được liệt kê trong bảng giá phái sinh hàng hóa bao gồm:
Nhóm nông sản bao gồm: ngô, đậu tương, lúa mì, khô đậu tương, dầu đậu tương
Nhóm năng lượng bao gồm: dầu thô, brent mini, dầu WTI, dầu ít lưu huỳnh, khí tự nhiên mini, xăng pha chế
Nhóm nguyên liệu công nghiệp gồm: cao su, bông sợi, đường, cà phê, ca cao, dầu cọ
Nhóm kim loại gồm: có bạch kim, bạc, quặng sắt, đồng, thiếc, niken, kẽm, nhôm, chì
3.Cách sử dụng bảng giá hàng hóa phái sinh
Hiểu rõ về hàng hoá
Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ về hàng hoá mà bạn muốn giao dịch. Điều này bao gồm việc nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá, như cung và cầu, mùa vụ, và các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Xác định mục tiêu giao dịch
Mục tiêu của bạn có thể là đầu tư, phòng ngừa rủi ro, hoặc kiếm lợi nhuận từ sự biến động giá. Mục tiêu này sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn loại hợp đồng và thời gian giao dịch.
Chọn loại hợp đồng phù hợp
Dựa trên mục tiêu giao dịch, bạn sẽ chọn loại hợp đồng phù hợp.
Ví dụ: nếu bạn muốn bảo vệ mình khỏi rủi ro tăng giá, bạn có thể chọn mua hợp đồng tương lai hoặc quyền chọn call. Ngược lại, nếu bạn muốn kiếm lợi nhuận từ sự giảm giá, bạn có thể chọn mua hợp đồng quyền chọn put.
>>>> KHÁM PHÁ THÊM:Hợp đồng quyền chọn là gì? Cách thức hoạt động
Quyết định thời gian giao dịch
Thời gian giao dịch cũng quan trọng. Bạn cần xác định thời điểm tốt nhất để mua hoặc bán hợp đồng, thường là khi dự đoán giá cả sẽ thay đổi theo hướng mong muốn.
Theo dõi và quản lý rủi ro
Sau khi giao dịch, bạn cần theo dõi giá cả hàng hoá và giá trị của hợp đồng phái sinh. Điều này giúp bạn quản lý rủi ro và quyết định khi nào nên đóng giao dịch.
Đóng giao dịch
Khi đạt được mục tiêu giao dịch hoặc khi giá cả hàng hoá thay đổi theo hướng không mong muốn, bạn sẽ cần đóng giao dịch. Điều này thường đòi hỏi việc bán hợp đồng để lấy lại vị thế ban đầu hoặc mua thêm để giữ vị thế.
4. Mã hàng hoá phái sinh
Bảng đặc tả chi tiết hàng hóa giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)
Chú thích:
Mã hợp đồng hàng hóa
Mã hợp đồng
Mã hợp đồng được cấu thành bởi 3 yếu tố: Mã hàng hóa + Mã tháng kỳ hạn hợp đồng + Mã năm kỳ hạn của hợp đồng
Ví dụ mã hợp đồng: ZLEN20.
Trong đó, ZLE: Là mã hàng hóa của Dầu đậu tương, N: Mã tháng của hợp đồng là tháng 7, 20: Năm 2020. Tên hợp đồng là: Hợp đồng Dầu đậu tương kỳ hạn tháng 7 năm 2020.
Mã tháng của hợp đồng
Mã hợp đồng hàng hóa theo tháng
Tên hàng hóa | Mã hàng hóa |
Bạc | SIE |
Bạch kim | PLE |
Quặng sắt | FEF |
Đồng | CPE |
Bông | CTE |
Ca cao | CCE |
Cà Phê Robusta | LRC |
Cà phê Arabica | KCE |
Cao su RSS3 | TRU |
Cao su TSR20 | ZFT |
Đường thô 11 | SBE |
Đường trắng ICE EU | QW |
Dầu WTI | CLE |
Dầu WTI mini | NQM |
Dầu Brent | QO |
Dầu Brent mini | BM |
Dầu ít lưu huỳnh | QP |
Khí tự nhiên | NGE |
Khí tự nhiên mini | NQG |
Dầu thô WTI micro | MCLE |
Xăng RBOB | RBE |
Ngô | ZCE |
Ngô mini | XC |
Lúa mì | ZWA |
Lúa mì mini | XW |
Lúa mì Kansas | KWE |
Đậu tương | ZSE |
Đậu tương mini | XB |
Dầu đậu tương | ZLE |
Khô đậu tương | ZME |
Gạo thô | ZRE |
Dầu cọ thô | MPO |
Lưu ý: Mã hợp đồng các tháng trong năm thì lấy 2 số cuối của năm thêm vào cuối mã hợp đồng tháng.
Ví dụ:
SIEF20: Hợp đồng Bạc tháng 1 năm 2020.
SIEF21: Hợp đồng Bạc tháng 1 năm 2021.
5. Vai trò của bảng giá hàng hoá phái sinh
Nắm bắt thông tin về giá cả tương lai của hàng hóa.
Quản lý rủi ro và tận dụng cơ hội đầu tư.
Theo dõi biến động giá và hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả.
Đưa ra quyết định đầu tư một cách thông minh và hiệu quả.
Bảng giá hàng hóa phái sinh là một công cụ mạnh mẽ giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp nắm bắt thông tin về giá cả tương lai của hàng hóa, quản lý rủi ro và tận dụng cơ hội đầu tư.
Việc hiểu rõ về bảng giá và cách sử dụng nó một cách hiệu quả là chìa khóa để thành công trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa phái sinh.
Hy vọng, qua bài viết này, quý nhà đầu tư sẽ nắm bắt được cơ hội đầu tư vào thị trường hàng hóa phái sinh. Nếu cần hỗ trợ thêm, đừng ngần ngại liên hệ qua số Hotline 1900.636.909 của HCT để được giúp đỡ ngay nhé!
XEM THÊM phí giao dịch hàng hóa phái sinh
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 1900.636.909
Website: https://hct.vn/