Mô hình lá cờ là một trong những mô hình giá khá đơn giản và được ứng dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên có nhiều nhà đầu tư vẫn chưa nắm rõ cách xác định mô hình này trên biểu đồ giá, cũng như cách vào lệnh theo dấu hiệu từ mô hình này để mang lại kết quả cáo nhất. Vì vậy, hãy cũng HCT tìm hiểu thêm về mô hình lá cờ nhé! 

Mô hình lá cờ

  1. Khái niệm mô hình lá cờ 

Mô hình lá cờ (flag pattern) là một mô hình giá trong phân tích kỹ thuật, có thể quan sát trên biểu đồ giá của các tài sản tài chính như cổ phiếu, tiền tệ hay hàng hóa. Mô hình này được coi là một mô hình tiếp diễn, cho thấy rằng xu hướng hiện tại có khả năng sẽ tiếp tục sau một đợt tích lũy hoặc tạm dừng ngắn. 

Khái niệm mô hình lá cờ

>>>> Xem thêm: Mô hình giá | Khái niệm và các mô hình phổ biến 

  1. Cấu tạo mô hình lá cờ  

Mô hình lá cờ được tạo thành từ hai phần chính: cán cờ (flagpole) và lá cờ (flag). 

  • Phần cán cờ: được hình thành từ chuyển động giá mạnh và sắc nét, có thể hướng lên trên hoặc xuống dưới, bề ngoài thẳng đứng như cột cờ. Chuyển động ban đầu này cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ trong hoạt động mua hoặc bán. Phần cột cờ cũng là một dấu hiệu quan trọng để xác định xu hướng.     

  • Phần lá cờ: theo sau phần cán cờ là một giai đoạn tích lũy nơi giá di chuyển trong phạm vi của mô hình có hình chữ nhật hoặc hình bình hành. Giai đoạn tích lũy này đã tạo lên phần lá cờ. Hai đường giới hạn phía trên và phía dưới của chuyển động giá là hai đường trendline song song; được hình thành bằng việc nối các đỉnh với nhau và nối các đáy với nhau.  

  1. Phân loại mô hình lá cờ

Mô hình lá cờ được chia thành hai loại chính là mô hình lá cờ tăng (bullish flag) và mô hình lá cờ giảm (bearish flag). 

3.1. Mô hình lá cờ tăng 

  • Mô hình này thường xuất hiện sau một xu hướng tăng mạnh và trong một số trường hợp cũng xuất hiện chỉ sau một xu hướng tăng vừa phải, báo hiệu rằng sau một giai đoạn tích lũy ngắn hạn, giá có thể sẽ tiếp tục xu hướng tăng ban đầu. 

  • Phần cán cờ của mô hình cờ tăng là một tăng giá mạnh, thẳng đứng với khối lượng giao dịch lớn cho thấy lực mua đang chiếm ưu thế. 

  • Phần cán cờ chính là giai đoạn tích lũy của giá, thường có xu hướng đi ngang hoặc chếch xuống dưới, ngược lại với xu hướng trước đó. Bên cạnh đó, biên độ giá và khối lượng giao dịch trong giai đoạn này cũng khá ít. 

Mô hình lá cờ tăng

3.2. Mô hình lá cờ giảm 

  • Mô hình cờ giảm xuất hiện sau xu hướng giảm mạnh hoặc giảm vừa phải, báo hiệu thị trường sẽ tiếp tục đi xuống sau một giai đoạn tích lũy ngắn. 

  • Phần cán cờ của mô hình lá cờ giảm được tạo thành từ một đợt giảm giá mạnh, đốc đứng và khối lượng giao dịch lớn cho thấy lượng bán ra lớn làm giá giảm mạnh. 

  • Sau khi hình thành cột cờ, giá sẽ đi vào giai đoạn tích lũy, tạo thành một kênh giá hẹp với đỉnh và đáy liên tiếp (lá cờ). Lá cờ giảm thường có xu hướng đi ngang hoặc chếch lên trên, ngược lại với chuyển động giá trước đó. Đồng thời, ở khối lượng giao dịch ở giai đoạn này là không nhiều. 

Mô hình lá cờ giảm

  1. Ý nghĩa mô hình lá cờ 

4.1. Ý nghĩa phần cán cờ 

  • Cán cờ thể hiện một xu hướng mạnh mẽ và dứt khoát trước khi xảy ra giai đoạn tích lũy (phần lá cờ), giúp xác định xu hướng chính đang chiếm ưu thế trên thị trường.   

  • Cán cờ đi kèm với khối lượng giao dịch lớn cho thấy lực mua hoặc lực bán đang chiếm ưu thế và thị trường đang di chuyển với động lực mạnh. Sức mạnh của xu hướng được phản ánh qua độ dốc và chiều dài của cán cờ. Cán cờ càng dốc và càng dài thì xu hướng đó càng mạnh.

  • Chiều dài của cán cờ thường được sử dụng để ước tính mức biến động giá tiếp theo sau khi giá phá vỡ khỏi lá cờ. Cụ thể, sau khi mô hình lá cờ hoàn thành, giá thường có xu hướng di chuyển tiếp với một khoảng cách tương đương với chiều dài của cán cờ. 

4.2. Ý nghĩa phần lá cờ 

  • Lá cờ thể hiện một giai đoạn tạm dừng trong xu hướng chính, nơi giá di chuyển trong một kênh giá hẹp cho thấy thị trường đang tích lũy hoặc điều chỉnh sau một đợt di chuyển mạnh mẽ. 

  • Lá cờ cung cấp tín hiệu xác nhận xu hướng tiếp diễn khi giá phá vỡ khỏi mô hình lá cờ và tiếp tục di chuyển theo hướng của cán cờ. Phần lá cờ có biên độ càng hẹp thì tín hiệu mô hình đưa ra càng chính xác.   

  1. Ứng dụng mô hình lá cờ trong giao dịch  

  • Điểm vào lệnh: Các nhà đầu tư có thể vào lệnh mua sau khi giá phá vỡ phần giới hạn trên của lá cờ, với điểm vào lệnh lý tưởng nhất chính là thời điểm giá bắt đầu chạm đường kháng cự của mô hình. Với mô hình cờ giảm, điểm vào lệnh bán là khi giá giảm khỏi đường hỗ trợ của mô hình. 

  • Điểm cắt lỗ: Với mô hình cờ tăng, đặt lệnh cắt lỗ ở dưới mức đáy gần nhất của lá cờ 1 vài pip. Với mô hình cờ giảm, nhà đầu tư đặt cắt lỗ tại mức kháng cự gần nhất. 

  • Điểm chốt lời: Theo lý thuyết, đà tăng/giảm sau khi giá break khỏi mô hình lá cờ sẽ kéo dài cho đến khi giá tăng/giảm bằng với chiều cao của cột cờ. Do đó, thời điểm giá phá vỡ chiều cao của cột cờ là một điểm chốt lời lý tưởng các nhà đầu tư có thể cân nhắc. 

  • Ví dụ: 

Ví dụ ứng dụng mô hình lá cờ trong giao dịch

>>>> XEM THÊM: Phân tích kỹ thuật | Công cụ, phương pháp giúp giao dịch hiệu quả 

  1. Lưu ý khi giao dịch với mô hình lá cờ 

  • Mô hình lá cờ chỉ là mô hình tiếp diễn xu hướng, vì vậy, cần phải có một xu hướng mạnh mẽ trước khi mô hình hình thành.

  • Trong quá trình hình thành mô hình lá cờ, khối lượng giao dịch thường có xu hướng giảm dần. Đây là tín hiệu cho thấy sự tạm dừng của thị trường sau một đợt di chuyển mạnh.

  • Khi giá break out khỏi mô hình lá cờ, khối lượng giao dịch cần phải tăng lên mạnh mẽ để xác nhận tín hiệu. Nếu khối lượng không tăng, tín hiệu có thể không đáng tin cậy và dễ dẫn đến tín hiệu giả (false breakout).

  • Các yếu tố như tin tức, báo cáo kinh tế, chính sách của ngân hàng trung ương hay biến động bất thường có thể tác động mạnh đến giá và làm thay đổi xu hướng ban đầu. Do đó, cần kết hợp với các yếu tố cơ bản khác khi giao dịch với mô hình lá cờ.

Kết luận 

Nhìn chung, mô hình lá cờ là một trong những mô hình rất dễ nhận biết và được ứng dụng rộng rãi trong giao dịch tài chính. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng cần phải nắm rõ những kiến thức cơ bản về mô hình này để tránh mắc phải bẫy tín hiệu giả (false breakout) khi giao dịch; đồng thời đặt các lệnh cắt lỗ và chốt lời hợp lý để đối phó với những yếu tố cơ bản bất ngờ trên thị trường. 

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về cách giao dịch với mô hình lá cờ hay có mong muốn tìm hiểu, đăng ký tham gia đầu tư giao dịch hàng hóa, quý bạn đọc có thể liên hệ với HCT qua các kênh liên hệ dưới đây. 

Chúc các bạn giao dịch thành công!

>>>> XEM THÊM: Đầu tư hàng hóa phái sinh | Kinh nghiệm giao dịch, bí kíp chinh phục thị trường 

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 3, 04 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 2 Tòa nhà PCC1, Số 44 Triều Khúc, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Hotline: 1900.636.909

  • Website: https://hct.vn/ 

  • Fanpage: https://www.facebook.com/giaodichhanghoavietnam01